Chúng ta thường nghe nói về danh từ chung "gốm sứ", nhưng thực tế gốm và sứ lại có khá nhiều điểm khác nhau mà có lẽ bạn chưa biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách phân biệt gốm và sứ khác nhau như thế nào.
Gốm và sứ khác nhau như thế nào?
Gốm là một nguyên vật liệu có tuổi đời xuất xứ rất lâu đã hơn 25.000 năm, kể từ sau khi con người phát minh ra lửa và rời hang núi hốc đá, cất nhà ở để định cư và sử dụng gốm trong xây dựng công trình, dinh thự và cả vật gia dụng thường dùng trong gia đình.
Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Và theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại.
Gốm được làm từ đất sét và hỗn hợp các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa.
Tuỳ theo nguyên liệu và kỹ thuật chế biến nguyên liệu, cách nung (nhiệt độ) khác nhau sẽ tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến là các loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ,… Theo đó, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Sứ (ceramics) là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh được nung trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200°C (2.192°F) và 1.400°C (2.552°F). Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu từ sự hình thành của thủy tinh và mullite khoáng sản trong các phần bị nung ở nhiệt độ cao.
Gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không (có loại sứ kỹ thuật không cần tráng men) và nếu dựa vào nhiệt độ nung để nhận biết thì không phải trường hợp nào cũng chính xác. Ví dụ, sành (gốm thô), đôi khi được nung ở nhiệt độ cao hơn sứ mới có thể kết sành được, hay gốm chịu lửa được nung ở nhiệt độ cao >1350°C, nhưng vẫn được gọi là gốm.
Đồ gốm thường được sử dụng trong trang trí nhà cửa như những bình hoa, lục bình hay những bức tranh gốm đẹp, gạch,… Đồ sứ thì được dùng trong phòng bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ trà, bộ ly, muỗng,…
Sứ được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men nên đảm bảo độ an toàn, không độc hại.
Vì được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men nên đảm bảo độ an toàn, không độc hại, các sản phẩm từ sứ được các chuyên gia khuyên dùng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cách phân biệt gốm và sứ
Đầu tiên là cách phân biệt dựa theo sự khác nhau về độ thấu quang. Độ thấu quang của sứ tốt hơn do có độ tinh khiết cao hơn gốm. Chính vì thế, để phân biệt chúng ta chỉ cần đưa sản phẩm lên ánh sáng. Do sứ có độ tinh khiết, độ trong của xương tuyệt đối nên sẽ có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn. Đây là cách phân biệt gốm và sứ đơn giản nhất.
Nghe âm thanh cũng là một cách để phân biệt gốm và sứ, ta có thể dùng đũa hoặc thanh kim loại gõ nhẹ vào sản phẩm, các sản phẩm bằng sứ sẽ cho tiếng ngân thanh vào kéo dài hơn.
Hoặc bạn có thể kiểm ra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm được làm từ nguyên liệu ít chọn lọc hơn đồ sứ nên thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém nên phải tráng men toàn bộ sản phẩm, còn đồ sứ thường lớp men tráng sẽ không kín.
Các sản phẩm từ sứ được các chuyên gia khuyên dùng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nước cũng là một cách để phân biệt đồ gốm và sứ. Chúng ta tìm vị trí sản phẩm không có men, và chế nước vào vị trí đó. Những sản phẩm bằng sứ sẽ mịn và không thấm nước còn những sản phẩm làm từ gốm sẽ từ từ hút nước. Đây cũng là một cách đơn giản để ta phân biệt đồ gốm và sứ.
Hy vọng với những cách phân biệt đồ gốm và sứ khác nhau như thế nào đã nêu ở trên, giờ đây bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được 2 món đồ này một cách nhanh chóng và thuận lợi trong việc chọn lựa đồ dùng chất lượng cho gia đình.